Không lực Việt Nam Cộng hòa
Không lực Việt Nam Cộng hòa

Không lực Việt Nam Cộng hòa

Không lực Việt Nam Cộng hòa (Tiếng Anh: Vietnam Air Force, VNAF) là lực lượng không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tiền thân là những phi cơ ném bom nhỏ và cũ do quân đội Liên hiệp Pháp chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam sau khi rút khỏi Việt Nam, sau đó dần được bổ sung cải tiến bằng những phi cơ tối tân, hiện đại do Hoa Kỳ cung cấp, trở nên ngày càng mạnh mẽ về số lượng cùng hỏa lực trên không. Không quân đã đóng vai trò quan trọng trong việc yểm trợ Bộ binh Việt Nam Cộng hòa trên mặt đất. Không lực Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ cung cấp số lượng máy bay rất lớn, được xếp hạng sức mạnh thứ 4 trên thế giới và thứ 2 tại châu Á (chỉ đứng sau Mỹ, Liên XôTrung Quốc). Lúc cao điểm Không lực Việt Nam Cộng hòa có tới trên 2.000 máy bay và trực thăng các loại, tức là còn nhiều máy bay hơn không quân các cường quốc đương thời như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản... Tuy nhiên khi so sánh với Không quân Hoa Kỳ thì Không lực Việt Nam Cộng hòa chỉ có Không quân chiến thuật để hỗ trợ tiền tuyến mà không có Không quân chiến lược (cụ thể là pháo đài bay B-52). Đồng thời lực lượng này bị Hoa Kỳ kiểm soát và khống chế việc chỉ huy các chiến dịch, khiến phi cơ chỉ có thể hoạt động giới hạn tại Nam Việt Nam, không được phép thực hiện những phi vụ oanh tạc sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam cũng như 2 nước láng giềng là LàoCampuchia. Sau khi để mất các đảo trong Hải chiến Hoàng Sa về phía Trung Quốc, Nguyễn Văn Thiệu đã lên kế hoạch huy động không lực Việt Nam Cộng hòa oanh tạc Hoàng Sa để chiếm lại nhưng sau đó bị hủy bỏ do phía Mỹ ngăn chặn. Trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cùng với sự sụp đổ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, lực lượng không quân cũng chính thức tan rã.Trong số 2.750 máy bay và trực thăng các loại của Không lực Việt Nam Cộng hòa (toàn bộ do Hoa Kỳ trang bị), chỉ có 308 chiếc sống sót qua chiến tranh (240 chiếc bay thoát sang Thái Lan hoặc ra tàu sân bay Mỹ, 68 chiếc được gửi về Mỹ,[4] hơn 2.440 chiếc còn lại đã bị bắn rơi, phá hủy hoặc bị tịch thu. Trong số đó, 877 chiếc máy bay và trực thăng đã bị Quân đội Nhân dân Việt Nam tịch thu vào năm 1975.[5]​Có một điều khá đặc biệt là dù quy mô trang bị rất lớn, đã tham chiến suốt 20 năm trong chiến tranh Việt Nam nhưng Không lực Việt Nam Cộng hòa lại chưa từng bắn rơi được bất kỳ máy bay nào của đối phương, trong khi đã 2 lần ném bom Dinh Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa trong các phi vụ nhằm ám sát tổng thống.

Không lực Việt Nam Cộng hòa

Dấu tròn
Bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu
Vận tải Dassault MD 315 Flamant, C-45
Aero Commander, C-47
DC-6, C-7 Caribou
C-119, C-123
C-130, Alouette II, Alouette III
H-19, UH-1
H-34, CH-47
Hoạt động 1951 - 1975
Quân chủng Không quân
Huấn luyện Pazmany PL-2, T-6, T-28
T-41, T-37, H-13
Phân loại Yểm trợ và Tác chiến
Trinh sát RF-5A, MS 500 Criquet
O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster
U-6, U-17
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiến Chiến tranh Việt Nam
Quy mô - 63.000 nhân sự (Tháng 6 năm 1974)[1]
- 2.750 phi cơ[2]
Tác chiếnđiện tử EC-47
Máy bay ném bom B-57 Canberra
Khẩu hiệu Tổ quốc - Không gian
Tiêm kích F8F Bearcat, F-5A/B/C/E
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Tên khác Không lực
Chỉ huynổi tiếng - Nguyễn Khánh
- Trần Văn Hổ
- Nguyễn Xuân Vinh
- Huỳnh Hữu Hiền
- Nguyễn Cao Kỳ
- Trần Văn Minh
Phù hiệu đuôi
Bộ chỉ huy Tân Sơn Nhất, Sài Gòn
Lễ kỷ niệm Ngày 1 tháng 7
Tuần tra Republic RC-3 Seabee
Linh vật Con Rồng
Cường kích MD 315 Flamant, T-28
A-1, A-37
AC-47, AC-119G/K